Hội chứng giảm đẻ trên vịt (BYD) do một chủng flavivirus mới, có tên là BYD virus, cùng loài với Tembusu virus.
Đây là dịch bệnh nghiêm trọng trên vịt đầu tiên có nguyên nhân từ flavivirus truyền lây giữa người và động vật chưa từng được công bố. Nó có ảnh hưởng to lớn tới nền công nghiệp chăn nuôi vịt, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà chăn nuôi vịt rất phổ biến và loài muỗi hoạt động rất nhiều.
II. Triệu chứng
Đàn nhiễm bệnh có dấu hiệu đặc trưng là giảm ăn đột ngột, cùng với giảm đẻ mạnh tỷ lệ đẻ giảm nghiêm trọng (10%-15) trong 5 ngày.
Tiêu chảy phân xanh cũng thường xuyên xuất hiện trong đàn
Một số có biểu hiện đi lại bất thường, khó khăn hoặc bị liệt
Tỷ lệ chết dao động từ 5 tới 15% tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc.
(Vịt hay có bị ngã ngửa)
III. Bệnh tích
Cơ tim thoái hóa, hoại tử vằn trắng được coi như bệnh tích điển hình của bệnh
Mổ khám cho thấy buồng trứng thoái hóa và xuất huyết nghiêm trọng
Buồng trứng xuất huyết nghiêm trọng, viêm buồng trứng và thoái hóa trứng non luôn xuất hiện dai dẳng ở vịt mắc bệnh.
Một số có biểu hiện nang trứng vỡ và viêm màng bụng, đôi khi lách sưng.
Biến đổi bệnh lý vi thể đặc trưng nhất của bệnh là xuất huyết buồng trứng, nang trứng hẹp và vỡ. Nang vỡ và mô kẽ được chứa đầy thể ái toan hình hạt hoặc tròn. Thể ái toan cũng được tìm thấy trong huyết quản của nhiều cơ quan nội tạng. Tăng sinh tế bào thần kinh đệm ở não, thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhện.
Phân biệt với bênh:
IV. Phòng trị bệnh
– Tuân thủ quy trình phòng bệnh: Lịch vaccine & kháng sinh phòng bệnh cho vịt
– Hội chứng giảm đẻ trên vịt (BYD) hiện đã có vắc xin phòng bệnh bên cạnh đó người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
– Đảm bảo sức khỏe đàn vịt bằng các thuốc bổ trợ (B.Complex, Multi Vitamin).
– Khi thời tiết thay đổi cần chủ động phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, Gluco, Vitamin C.
Team channuoi.vn
Tác giả: channuoi
Ý kiến bạn đọc