Kháng sinh: CHLORAMPHENICOL (Chlorocid)

Thứ năm - 23/02/2023 10:01
Biệt dược: Levomycin, Chloramfycyn, Chlorocycetin, Chloramphenicol được phân lập từ nấm Streptomyces veneazuelae. Hiện nay đã cấm dùng trong điều trị thú y.
1. Tính chất
Chloramphenicol là một loại bột kết tinh màu trắng vị đắng, khó tan trong nước, tan trong cồn và chất béo. Rất bền vững với nhiệt độ.
Sau khi tiêm, thuốc được hấp thu vào máu sau 2 – 4 giờ nồng độ cao nhất trong máu 5 – 10microg/ml máu. Sau khi uống, thuốc cũng được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn (khoảng 90%).
Bài tiết nhanh và chủ yếu qua nước tiểu. Thuốc cũng truyền qua được sữa mẹ.
chloramphenicol

2. Tác dụng
Chloramphenicol hiện đã cấm dùng trong ngành thú y.

Chloramphenicol có tác dụng diệt khuẩn rộng hơn cả Penicilin và Streptomycin, mạnh với cả vi khuẩn gram (+) gram (-) còn tác dụng với cả Ricketsia, xoắn khuẩn và với những vi khuẩn đã kháng penicilin và Streptomycin cũng như các Sulfamid. Đặc biệt rất có tác dụng với vi khuẩn tụ huyết trùng, E. Coli, Salmonella ngay cả ở nồng độ thấp.
Chỉ định: Trong thú y được dùng để điều trị các bệnh sau:
– Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, gia cầm.
– Các chứng bại huyết của các loại gia súc.
– Hội chứng tiêu chảy, bệnh phó thương hàn lợn và gia súc non, gia cầm.
– Bệnh bạch lỵ gia cầm non (do E. Coli và Salmonella).
– Bệnh viêm dạ dày viêm ruột cấp tính gia súc.
– Bệnh viêm khí quản, viêm phổi bê nghé.
– Bệnh bạch hầu bê nghé do vi khuẩn Fusifonnis.
– Bệnh viêm vú ở các loài gia súc.
– Bệnh viêm tử cung trâu, bò, lợn, chó.
– Bệnh sảy thai do phẩy khuẩn ở trâu, bò.
– Bệnh viêm giác mạc mắt gia súc.
– Bệnh thối móng cừu.
– Bệnh teo mũi lợn.
– Bệnh viêm bàng quang, viêm đuờng tiết niệu ở gia súc
– Bệnh đậu gà, hô hấp mãn tính gà, sổ mũi gà.
– Bệnh viêm hạch hạnh nhân ở chó…

3. Liều lượng
* Thuốc tiêm: Mạch máu, bắp, dưới da, phúc mạc
– Trâu, bò, ngựa: 30 – 50 mg/kg thể trọng, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.
– Dê, cừu, lợn: 30 – 50 mg/kg thể trọng, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.
– Chó: 30 – 40 mg/kg thể trọng, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.
* Cho uống: Viên nén 250g.
– Dê, Cừu, lợn: 50 – 60 mg/kg thể trọng, chia làm 2 lần trong ngày.
– Chó, mèo: 50 – 60 mg/kg thể trọng, chia làm 2 lần trong ngày.
– Gà: 0,5% trộn lẫn thức ăn.
– Gà con 0,1% trong nước uống.
Liều điều trị từ 7 – 10 ngày. Uống trước khi ăn 1 giờ.
Bơm vào vú: Trâu, bò: 100 – 300 mg hoà n-ớc bơm vào bầu vú.
Dung dịch 0,4% nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Tai biến
Chloramphenicol có độc tính đối với gia súc khi dùng liều quá cao và dùng thuốc quá kéo dài; chủ yếu là suy tuỷ xương: gây thiếu máu nhất là gia súc non.
– Đôi khi xuất hiện choáng và gây dị ứng toàn thân hay cục bộ. Chú ý hay xảy ra ở chó cảnh.
– Kích ứng vùng niêm mạc đường tiêu hoá, gây nôn và gây hội chứng loạn khuẩn.
Chú ý:
– Liệu trình điều trị khi tiêm 5 – 7 ngày, cho uống 7 – 10 ngày.
– Nếu không khỏi nên thay kháng sinh khác.
– Chú ý sự tồn lưu của thuốc trong thực phẩm vì thuốc có khả năng gây ung thư ở người nên cấm dùng Chloramphenicol đối với gia súc và gia cầm.
– Không kết hợp Chloramphenicol với Penicilin và Streptomycin vì sẽ gây kết tủa, hỏng thuốc.
Chloramphenicol hiện đã cấm dùng trong ngành thú y.

eBook: Thuốc điều trị và vắc-xin sử dụng trong thú y
PGS. PTS. PHẠM SỸ LĂNG – PTS. LÊ THỊ TÀI

Tác giả: channuoi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi