Kháng sinh: TERAMYCIN (Oxytetracyclin, Oxymycoin, Tetran)

Thứ bảy - 25/02/2023 09:16
Teramycin còn có tên thường gọi là Oxytetracyclin. Teramycin thu được bằng cách chiết xuất từ nấm Acxtinomyces rimosus: Thuộc một trong nhóm kháng sinh Teramycin được dùng rộng rãi nhất trong thú y.
1. Tính chất
Teramycin là loại bột vàng tươi gần như không có vị, khó tan trong nước thường dùng để uống, bền vững ở nhiệt độ bình thường và khô, dưới tác dụng của ánh sáng và không khí ẩm Teramycin biến thành màu nâu và mất hoạt tính (Oxyd hoá).
Thuốc vào cơ thể được hấp thu vào máu sau 1 – 2 giờ và nồng độ đậm đặc tối đa trong máu vào lúc 4 giờ. Nồng độ thuốc có hiệu lực trong huyết tương là 0,5 microgam/ml huyết tương.
Thuốc được bài tiết qua thận là chủ yếu, một phần qua mật, qua đường ruột và sữa. Thuốc được thải hết khỏi cơ thể 24 giờ. Để thuốc kéo dài tác dụng diệt khuẩn trong cơ thể có thể dùng tá dược chậm như polyvinylpyrolidon; polyvinyl glycol có thể kéo dài hiệu lực của thuốc 4 – 5 ngày.
Độc tính Teramycin thấp.

2. Tác dụng
Teramycin tác dụng chủ yếu làm kìm khuẩn, với đậm độ trong máu mới có tác dụng diệt khuẩn.
Teramycin cũng như Tetracyclin có tác dụng rộng với cả hệ vi khuẩn gram (+) và gram (-).
Đặc biệt tác dụng với vi khuẩn tụ huyết trùng, xảy ra truyền nhiễm, nhiệt thán, E.coli, phẩy khuẩn, xoắn khuẩn, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn yếm khí.
Teramycin còn tác dụng với cả một số riketsia, mycoplasma và vilut lớn, động vật nguyên sinh.
Các Pseudomonas, Klebsiella, Proteus nhưng không mạnh bằng các kháng sinh khác.

3. Chỉ định
Teramycin được sử dụng nhiều trong thú y để điều trị các bệnh sau:
– Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá ở lợn, trâu, bò, ngựa: viêm ruột, tiêu chảy, lợn con tiêu chảy phân trắng.
– Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở gia súc, gia cầm: viêm mũi, họng, phế quản, viêm phổi, viêm hạch hạnh nhân, viêm xoang mũi gà tây, viêm truyền nhiễm gà
– Bệnh viêm mũi của ngựa.
– Bệnh hô hấp mãn tính gà (CRD), bệnh mào xanh ở gà tây
– Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận, bàng quang ỏ gia súc.
– Bệnh viêm vú trâu bò ngựa, chó, mèo.
– Bệnh sảy thai truyền nhiễm ở lợn, trâu, bò.
– Các bệnh nhiễm trùng huyết, các bệnh do cầu khuẩn.
– Bệnh tụ huyết trùng gia súc gia cầm.
– Bệnh nhiệt thán ở gia súc.
– Bệnh đóng dấu lợn
– Bệnh xoắn trùng ở gia súc .
– Nhiễm trùng ngoài da: vết th-ơng nhiễm trùng, bệnh bội nhiễm, bệnh u họt, bệnh thối loét của cá.

4. Liều lượng
a) Liều tiêm
Không tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hay dưới da.
– Liều chung: 5 – 10 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 2 – 3 lần trong ngày. Đối với dung dịch liều tiêm 1 lần trong ngày.
– Bệnh nhiệt thán trâu bò: Tiêm bắp 2 – 3 gam/ngày cho loại 300 – 350 kg
– Bệnh Theileriosis của trâu bò: Tiêm bắp: 0,015 g/kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 – 4 lần trong ngày.
b) Liều uống
– Liều chung 20 – 50 mg/kg thể trọng chia làm 2 lần trong ngày.
– Trộn thức ăn cho gia cầm để phòng và chữa bệnh với tỷ lệ 50 – 400 ppm. (0,5 – 4 g/tấn thức ăn).
– Trộn thức ăn cho các loài gia súc khác: 600 ppm.
– Xiro thường cho ong: 1 gam/1 lít xiro điều trị cho toàn đàn ong, cho uống nhắc lại 3 – 4 lần.
– Trộn vào thức ăn cho cá: 10 g/100 kg cho ăn liên tục 10 ngày liền hoặc cho tắm với liều 1,3 g/lít trong 10 ngày liền
c) Ngoài da
– Khí dung: 500 mg thuốc hoà tan trong 10 ml propylengluco.
– Thuốc nhỏ mắt và nhỏ tai: 25 mg thuốc hoà tan trong 5 ml nước.
– Thuốc mỡ ngoài da, thuốc tra mắt, bơm vào vú, bơm vào tủ cung, thuốc đắp cục bộ: Teramycin 3%.
Chú ý:
– Dùng lâu có hiện tượng quen thuốc và dễ gây dị ứng.
– Không nên tiêm tĩnh mạch.
– Tiêm dưới da và bắp thịt thường gây đau nên trong thú y đư-ợc sản xuất thuốc tiêm bằng cách trộn Teramycin với Procain dưới dạng thuốc tiêm giảm đau.
– Độc tính thấp – Còn dùng trộn thức ăn kích thích tăng trọng gia súc.
– Chỉ được dùng sữa của gia súc sau khi dùng thuốc 3 ngày.

 

Tác giả: channuoi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi