Nguyên tắc phối hợp kháng sinh

Thứ sáu - 24/02/2023 10:30
Bên cạnh những hiểu biết cơ bản về kháng sinh. Chăn nuôi VN xin chia sẻ với bạn đọc “Nguyên tắc phối hợp kháng sinh” với mong buốn bạn đọc sử dụng kháng sinh tốt nhất, hiệu quả nhất trong điều trị.

Nguyên tắc phối hợp kháng sinh theo cơ chế hoạt động của kháng sinh

  1. Ức chế sự tổng hợp của vách tế bào (Beta-Lactam, Vanamycin, Bacitracin)
  2. Phá hoại chức năng màng tế bào (Polymyxins, Polyenes)
  3. Ức chế chức năng Acid Nucleic (Nitroimidazpl, Nitrofuran, Quinolone, Rifamycin) hay sự trao đổi trung gian (Sulfonamid, Trimethoprim)
  4. Ức chế sự tổng hợp protein (Amynoglycosides, Fenicols, Lincosamides, Macrolides, Streptogramins, Pleuromutilins, Tetracyclines)
phoi hop khang sinh 1
 

Hiệu quả của kháng sinh tác động tới vi khuẩn có 2 cách:

1. Tác dụng diệt khuẩn:

Nhóm: Beta-Lactam, Aminoglucosis, Polypeptid – Colistin – Quinolon.

2. Tác dụng kìm khuẩn: 

Nhóm: Tetracycline – Phenicol – Macrolides – Lincosamides

Do đó nguyên tắc phối hợp kháng sinh như sau:

  • Hai kháng sinh diệt khuẩn khi phối hợp thường có tác dụng hiệp đồng
  • Hai kháng sinh kìm khuẩn khi phối hợp thường có tác dụng cộng dồn
  • Kháng sinh diệt khuẩn không bao giờ dùng lẫn với kháng sinh kìm khuẩn bởi phát sinh tác dụng đối kháng

Nhóm AMINOSID: Thuốc có tính base, dễ thâm nhập mô bào. Tác động đến cả vi trùng gram (+) và (-) nhưng tồn dư lớn và kéo dài.

Steptomycin,Tobramycin Gentamycin, Kanamycin, Neomycin, Kitasamycin, Amikacin, Spectinomycin

+ Streptomycin + Kanamycin

+ Neomycine + Paranomycin

+ Gentamycin + Tobramycin

+ Netilmycin + Spectinomycine

Nhóm: β-Lactam thường tác động chủ yếu đến các vi khuẩn gram (+)

– Loại cho thuốc theo đường miệng: Penicillin A

Họ Cephalosporin: chủ yếu điêù trị bệnh đường hô hấp và bệnh vú

– Thế hệ 1: gồm Cefalexine – Cefapirine, Cefazoline – Cefalonium

– Thế hệ 2: Cefuzoxime, Cefoxitin

– Thế hệ 3: Ceftiofur, Cefoperazone, Cephalosporin

– Thế hệ 4: Cefquinome – điều trị bệnh vú và đường hô hấp

Penicilline, Ampicilline, Amoxycilline, Cefalexine, Ceftiofur,

Nhóm: TETRACYCLINE tác động tới cả vi khuẩn Gram (-) và (+); Mycoplasma, Actimomyces

Oxytracycline, Doxyciline

Nhóm: PHENICOL

Flophenicol, Thiamphenicol

Nhóm: MACROLID Tác động tới cả vi khuẩn gram (-) và (+); Campylobaeter, mycoplasma

Tylosin, Josamycin, Tulathromycin

Nhóm: QUINOLON Là nhóm kháng sinh diệt khuẩn.

Thế hệ 1: Thường dùng các loại: Flumequine, Nalidixic, Romidic, Rosoxacine để điêù trị các bệnh đường sinh dục, tiết niệu.

Thế hệ 2: bao gồm các loại:

+ Norfloxacine

+ Enoxacine + Ofloxacine

+ Ciprofloxacine + Rosoxacine

+ Amiloxacine + Cinoxacine

+ Metioxacine

(Oxolinic, Flumequine, Enrofloxacin, Norfloxacin, DanoFloxacin, MarboFloxacine

Nhóm: POLYPEPTID Là nhóm kháng sinh diệt khuẩn. Nhóm này có tác dụng hiệp đồng với nhóm Tetracycline, nhưng khi phối hợp thường phải giảm liều dùng của mỗi loại từ 1/5 đến 1/2.

(colistine)

Nhóm: SULFAMID là nhóm thuốc có tác dụng kìm khuẩn, do tác động vào bước cuối của quá trình tổng hợp Acide Folic, có thể thấy các tên thuốc thông dụng sau:

+ Sulfadimethoxine + Sulfađimedine

+ Sulfaguanidine + Sulfaquinoxaline

Một số loại Sulfamide khi kết hợp với Trimethoprime thì hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao nhiều lần.

(Sulfadimidine, Sulfadimethocine, Sulfamonomethocine…)

TRIMETHOPRIME

Tóm lại để điều trị bệnh hiệu quả cần:

  • Phát hiện bệnh kịp thời (sớm);
  • Chẩn đoán chính xác (đúng bệnh);
  • Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc (lựa chọn kháng sinh phù hợp mầm bệnh, dùng đúng liều lượng & liệu trình); trợ sức, trợ lực, chăm sóc tốt.

Team channuoi.vn

Tác giả: channuoi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi