I. NGUYÊN NHÂN:
Bệnh thường xảy ra ở vịt < 6 tuần tuổi, đặc biệt là vịt 1-3 tuần tuổi
Tỷ lệ chết cao và lây lan rất nhanh.
Bệnh gây ra bởi DHV (duck hepatis virus); là một Enterovirus thuộc nhóm Picornaviridae
Bệnh trên các thủy cầm khác: ngan, ngỗng …
Vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, cánh sã.
Một số trường hợp tiêu chảy, sau một vài giờ thấy niêm mạc miệng xanh tím và co giật.
Virus gây bệnh gồm 3 type (Toth, 1969):
- Type I: gây bệnh nặng, tỷ lệ chết 89%.
- Type II: Làm chết vịt con 1-2 tuần và chết nhiều ở vịt 3-6 tuần.
- Type III. gây bệnh nhẹ hơn
Vịt, ngan nhiễm virus qua nhiều con đường:
- Đường tiêu hóa, hô hấp: theo thức ăn, nước uống, không khí và qua vết thương trên da.
- Vịt bệnh bài xuất virus ra ngoài theo phân, nước mũi và rơi vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, nước ao nuôi.
- Dụng cụ và không khí trong chuồng bị ô nhiễm, quần áo dầy dép, người chăn nuôi bị vịt vấy nhiễm là điều kiện lây lan bệnh.
- Vịt mẹ nhiễm bệnh truyền virus vào trứng.
II. TRIỆU CHỨNG:
- Thời gian nung bệnh từ 2 – 4 ngày, bệnh xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy một vài con khi vận động rớt lại sau đàn nhưng trong một thời gian ngắn sau đó bệnh xảy ra ồ ạt.
- Vịt vận động ít lại, buồn ngủ, bỏ ăn, xã cánh, một số có triệu chứng bị tiêu chảy.
- Niêm mạc xanh tím, vịt bị co giật, nằm la liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng, đầu nghẹo sang bên sườn
- Vịt co giật rồi chết nhanh, có khi chỉ 2 – 3 giờ kể từ khi phát bệnh.
- Cũng có trường hợp vịt chết mà không có dấu hiệu bệnh viêm gan ở vịt rõ rệt.
- Trường hợp bệnh kéo dài, có thể kế phát với vi khuẩn Salmonella; vịt bệnh thể hiện ủ rũ cao độ và tiêu chảy.
- Vịt chết có tư thế đặc biệtTỷ lệ chết cao thường từ 20 – 80%.
III. BỆNH TÍCH
- Gan viêm, sưng, xuất huyết, nhũn, dã nát khi ấn nhẹ.
- Trên bề mặt gan xuất huyết lan rộng, không có ranh giới. Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, đôi khi nhỏ li ti lan tràn khắp bề mặt gan.
- Bên cạnh các điểm xuất huyết, quan sát thấy những đám tụ máu đỏ hoặc những đám màu vàng nhạt do tổ chức gan bị thoái hóa.
- Cơ tim nhợt nhạt, mang bao tim và túi khí bị viêm.
- Thận sưng to, tụ huyết.
- Lách sưng
- Nếu có điểm hoại tử trắng là do ghép với bệnh phó thương hàn.
- Cơ tim bị nhợt nhạt (giống như bị luộc chín), màng bao tim và túi khí bị viêm.
IV. PHÒNG BỆNH:
- Dùng vaccine phòng bệnh viêm gan cho vịt (do VETVACO sản xuất)
- Với vịt bố mẹ, tiêm vào lúc 2 tuần trước khi vào vào đẻ
- Với vịt con tiêm lúc 5 ngày tuổi hoặc tiêm kháng thể lúc 1 ngày tuổi tham khảo thêm: Lịch phòng bệnh bằng vaccine và kháng sinh cho vịt thịt
- Nếu vịt bố mẹ đã được chủng ngừa: tiêm vaccine dưới da cho vịt con lúc được 20 ngày tuổi
- Nếu vịt bố mẹ chưa chủng ngừa, hoặc vịt bố mẹ đã được chủng ngừa nhưng vịt con đang nuôi ở vùng có áp lực dịch bệnh cao: dùng vaccine này ngay ở ngày tuổi thứ nhất bằng cách nhỏ mắt mũi và lặp lại lúc 7 ngày tuổi bằng cách tiêm dưới da.
V. ĐIỀU TRỊ
- Không cho vịt xuống nước
- Tiêm KTV – Hanvet (kháng thể chống viêm gan vịt) ngay khi đã chẩn đoán được bệnh
- Dùng GLUCO + C– SORBITOL+B12 cho uống liên tục 3 ngày
- Sau khi bệnh thuyên giảm dùng MULTIVITAMIN hoặc B-COMPLEX trộn vào thức ăn 1 tuần giúp vịt mau hồi phục
- Tiêu độc, khử trùng khu vực nuôi cũng như chuồng trại nuôi. Nếu chăn thả nên chuyển bãi chăn thả.
- Một số sản phẩm kháng thể dùng trong điều trị viêm gan vịt
Team channuoi.vn