Trong chăn nuôi gà chuồng trại ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi, hôm nay Chăn nuôi VN chia sẻ với bạn đọc những lưu ý trong thiết kế chuồng trại, lựa chọn mô hình chăn nuôi gà.
Thiết kế chuồng nuôi gà. - Chọn hướng chuồng: nên chọn hướng Đông Nam là hướng chuẩn nhất để làm hướng đặt cửa chuồng, hợp hướng gió tự nhiên, hợp hướng mặt trời, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Xây chuồng trên nền đất cao ráo, tránh ẩm ướt. Cách xa khu dân cư, xa khu công nghiệp. - Tính toán diện tích chuồng nuôi theo quy mô và mật độ chăn nuôi. 1. Hệ thống chuồng lạnh Hệ thống chuồng lạnh áp dụng với quy mô công nghiệp từ 3.500 con trở lên. + Đối với nuôi gà công nghiệp chuồng lạnh: mật độ nuôi 12-15 con/m2 Chăn nuôi chuồng kín là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp… với những ưu điểm: - Dễ dàng quản lý điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ… - Giảm tiêu tốn thức ăn. - Năng suất ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết - Giảm thiếu tỷ lệ chết, dịch bệnh - Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật; - Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. * Nhược điểm: Đầu tư chi phí cao, khấu hao chuồng trại lớn… 2. Chuồng hở * Ưu điểm: Đầu tư chi phí sản xuất thấp, độ thông thoáng tốt, dễ vận hành * Nhược điểm: Khó kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, dễ lây lan dịch bệnh - Đối với nuôi gà lông màu, chuồng hở: mật độ nuôi 8-10 con/m2 3. Nuôi chăn thả Đây là phương thức chăn nuôi chuồng hở kết hợp với chăn thả. * Ưu điểm: Đầu tư chi phí xây dựng thấp, độ thông thoáng tốt, dễ vận hành * Nhược điểm: Khó kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, dễ lây lan dịch bệnh. Đặc biệt là vào mùa mưa. 4. Chăn nuôi chuồng nền: - Chăn nuôi gà đẻ mật độ nuôi: 6-8 con/m2, chăn nuôi gà thịt: 10-12 con/m2 - Chất đệm lót: nên dùng trấu hoặc mùn cưa làm chất đệm lót. + Độ dày của đệm lót chuồng 15~20cm. + Đối với chăn nuôi gà thịt đổ trấu vào 1 lần lúc mới vào gà với độ dày 15~20cm, phun sát trùng, hết lứa xuất gà và dọn chuồng, với chuồng gà đẻ định kỳ 3-4 tháng thay trấu 1 lần.