Hệ thống bạt.
– Đối với hệ thống chuồng kín thì không cần sử dụng bạt che
– Đối với hệ thống chuổng hở thì phải có hệ thống bạt che để che mưa,nắng, gió, tránh rét thời kỳ gà con.
– Chất liệu bạt che có thể bằng vải hoặc PVC hoặc PE
Quây gà
– Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng bằng bạt quây…
– Quây gà được bố trí theo hình tròn đường kính khoảng 2,8 – 3m, chiều cao 45 – 50cm một quây úm được từ 500 – 600 gà.
Chụp sưởi
– Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hòng ngoại, hệ thống dây may so, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas…
– Chụp sưởi được đặt ở giữa quây gà.
– Bóng hồng được treo cách nền chuồng từ 30 – 60cm
– Trường hợp sưởi bằng than phải có ống dẫn khí ra ngoài chuồng nuôi.
– Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về một thời gian để đảm bảo nhiệt độ trong quây 33-35 độ C
– Số lượng, chiều cao của chụp sưởi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Hệ thống làm mát
– Hệ thống chuồng kín: Dùng hệ thống làm mát bằng giàn lạnh hoặc bằng hệ thống phun sương.
– Hệ thống chuồng hở: Hệ thống con quay nước đặt trên mái và trong chuồng dùng hệ thống quạt gió, xung quanh được trồng cây tao bóng mát.
Chất độn chuồng
– Chức năng quan trọng của lớp độn chuồng: Hút ẩm, làm loãng chất bài tiết, do vậy hạn chế gà tiếp xúc với phân, là một lớp cách nhiệt với nền chuồng lạnh.
– Yêu cầu của vật liệu làm lớp độn chuồng: phải hút ẩm, nhẹ, không đắt, không độc.
– Nguyên liệu làm chất độn chuồng:
+ Trấu được dùng phổ biến, dễ kiếm, hút ẩm tốt.
+ Mùn cưa – thường có độ ẩm cao dễ phát triển mốc, và gà có thể ăn bệnh gây ra bệnh nấm aspergillus
+ Rơm băm nhỏ – rơm lúa mỳ tốt hơn rơm lúa mạch về đặc tính hút ẩm.
+ Giấy – khó sử dụng khi ướt, và có xu hướng đóng bánh và giấy bóng láng hoạt động rất kém.
+ Vỏ bào gỗ thông – đặc tính hút ẩm rất tốt.
+ Vỏ bào gỗ cứng – có thể bao gồm chất tanin gây độc và các mảnh vụn gây tổn thương diều.
Cách đánh giá độ ẩm chất độn chuồng là nắm đầy tay và từ từ bóp chặt.
Chất độn sẽ dính nhẹ vào tay và vỡ tan khi rơi xuống sàn. Nếu ẩm quá, chất độn sẽ kết lại ngay cả khi rơi xuống sàn. Nếu quá khô, chất độn sẽ không dính vào tay khi bóp. Độ ẩm lớp độn chuồng quá cao (>35%) ảnh hưởng đến sức khỏe: làm tăng các hiện tượng như rộp ngực, bỏng da, bị loại thải. Lớp độn chuồng có
hàm lượng ẩm cao cũng sẽ làm tăng mức amoniac.
Tham khảo bài viết: Độc tính amoniac trên gà – Ammonia Toxicity
Nếu chất độn chuồng ở dưới máng uống bị ướt, cần xem lại áp lực nước ở máng uống và có biện pháp xử lý ngay. Sau khi tìm ra nguyên nhân và xử lý, cần thay ngay chỗ ướt bằng chất độn mới.
Máng ăn, máng uống
– Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay, mẹt, P50 hay máng ăn tự động
1- Khay ăn: Sử dụng 100con/khay đến 7 ngày tuổi. Sau 7 ngày 30-50con/khay
Máng P50: Một khay hoặc máng P50 dùng cho 50 gà
Lưu ý:
Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng.
Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng gà, không treo máng quá cao hoặc quá thấp.
+ Máng ăn tự động: đảm bảo 60 – 70 gà /máng có đường kính 33 cm. Cần lắp bộ phận chống tràn cho gà con. Các máng ăn dạng chảo thường được lắp cho phép gà di chuyển không hạn chế trong chuồng, giảm tràn thức ăn và nâng cao chuyển đổi thức ăn.
Chiều rộng chuồng nuôi | Số đường ăn |
12.8 m | 2 đường |
13-15 m | 3 đường |
16-20 m | 4 đường |
21-25 m | 5 đường |
+ Xi lô chứa thức ăn: Xi lô chứa thức ăn cần có công suất chứa thức ăn đủ cho 5 ngày. Để giảm nguy cơ bị mốc, vi khuẩn phát triển, xi lô cần kín nước.
Xem thêm: Ngộ độc thức ăn trên gà do aflatoxin – Aflatoxicosis
– Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, tự động, núm uống
+ Thời kỳ úm gà máng uống được bố trí theo hình dải quạt xen kẽ máng ăn
+ Thời kỳ sau úm máng uống được bố trí xen kẽ máng ăn và dọc theo chuồng nuôi.
+ Chiều cao của mép máng phải ngang tầm sống lưng gà
Lưu ý: Không treo máng uống quá cao hoặc quá thấp so với mép sống lưng gà.
Núm uống phù hợp | núm uống cao (hình bên phải)
Máng uống cần được treo để đảm bảo miệng máng bằng chiều cao lưng gà khi gà đứng bình thường. Chiều cao của máng cần được điều chỉnh khi gà lớn lên để hạn chế ô nhiễm.
Cần đều đặn giám sát và kiểm tra lưu lượng nước và quan sát bằng mặt để đảm bảo tất cả các núm uống đều hoạt động.
Kho thức ăn
Gồm một kho lớn chung cho toàn khu và một kho ở giữa chuồng nuôi để đảm bảo thức ăn cho gà, mỗi kho có tối thiểu là 2 bục kê, để đặt các bao thức ăn cách xa tường tối thiểu là 20cm, cách nền tối thiểu 25 – 30cm.
Các bao thức ăn thường được xếp lên bục thẳng hàng và không cao quá 1,7m kể từ mặt nền kho.
Sau khi đã vệ sinh sát trùng kho sạch sẽ mới được nhận thức ăn vào kho và nhận thức ăn trước khi có gà một ngày.
Vật tư phục vụ chăn nuôi khác:
+ Chậu, xô, xe cải tiến, quốc xẻng, chuổi, giẻ lau, bình bơm để tiêu độc
+ Sổ sách giấy tờ biểu mẫu.
+ Quần áo, gầy dép bảo hộ lao động…
↵Chăn nuôi gà công nghiệp từ A-Z
↵Chuẩn bị chuồng nuôi gà thịt công nghiệp | ⇒Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà thịt công nghiệp
Tác giả: channuoi
Ý kiến bạn đọc